• :
  • :

7 lý do thất bại của chiến dịch content marketing

Nếu chiến dịch content marketing của bạn không thành công, hãy cân nhắc đến 7 điều cần lưu ý sau đây. 

Content marketing - chiến lược tiếp thị nội dung là một chiến lược đáng tin cậy và tiết kiệm chi phí - nhưng đó là khi nội dung của bạn thực sự hay. Để thành công thì việc tạo ra và quảng bá nội dung không thôi chưa đủ, bạn cần phải phân tích và tối ưu hóa nội dung nữa.

 

7 lý do thất bại của chiến dịch content marketing

 

Nếu chiến dịch content marketing của bạn có kết quả không tốt, hãy xem xét 7 lý do và phương pháp khắc phục dưới đây để cải thiện.

 

1) Bạn không biết ROI (lợi tức đầu tư) trong chiến dịch content marketing của mình

 

Nếu bạn không nắm rõ có bao nhiêu lượt xem hay nơi nội dung của bạn được chia sẻ… thì dường như những nỗ lực tiếp thị của bạn chưa hoàn toàn hiệu quả.

 

Những nội dung thu hút được nhiều traffic nhưng đem lại ít khách hàng tiềm năng thì trong một khía cạnh nào đó vẫn đem lại giá trị về nhận diện thương hiệu.

 

Mặt khác, những nội dung thu hút được ít lượt tương tác, ít khách hàng tiềm năng thể hiện rằng nội dung ấy thiếu sự liên quan đến khách hàng hay hiển thị không đúng khách hàng mục tiêu.

 

Khắc phục: Đo lường số liệu

 

Đo lường số liệu hàng tháng hay hàng quý giúp bạn nắm rõ được tình hình, qua đó bạn sẽ dễ dàng điều chỉnh chiến dịch cho phù hợp. Bạn sẽ biết được phần nào thu hút người xem nhất, hình thức nào dễ tiếp cận khách hàng của mình hơn.

 

2) Chưa tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)

 

Nếu bạn không sử dụng đúng ngôn ngữ mà khách hàng của bạn dùng khi đặt câu hỏi hay mô tả vấn đề, thì xem ra nội dung của bạn không đến được với khách hàng mục tiêu của bạn rồi. Tiếp thị nội dung luôn phải đi chung với tối ưu hóa công cụ tìm kiếm - SEO.

 

Bạn có thể dành hàng giờ để tạo ra một nội dung hay, nhưng nội dung ấy của bạn chưa chắc có thể thành công nếu nội dung ấy không có những từ khóa, cụm từ khách hàng thường dùng khi tìm kiếm giải pháp hay sản phẩm mà bạn cung cấp.

 

Khắc phục: Nghiên cứu từ khóa và dùng chúng trong nội dung của bạn

 

Để làm được điều này, trước tiên bạn cần dùng sự am hiểu của mình về thị trường và ngành hàng để xác định những chủ đề liên quan. Tại mỗi chủ đề, hãy lên danh sách những từ khóa tiềm năng liên quan và khéo léo đưa chúng vào từng đoạn hay những phần thích hợp sao cho tự nhiên nhất.

 

Bạn có thể sử dụng Google Keywords Planner - công cụ giúp tìm được những từ khóa chính xác cao, dựa trên khối lượng tìm kiếm và các ước tính lưu lượng truy cập.

 

3) Nội dung đơn điệu về hình thức

 

Nếu nội dung của bạn không được trau chuốt đầu tư bằng nhiều hình thức khác nhau, lượng người xem sẽ giảm đi rất nhiều.

 

Cách mỗi người tiếp nhận thông tin đều khác nhau, chẳng hạn người thì thích đọc sách, người thì thích xem video, người thì ấn tượng bởi hình ảnh... Làm thế nào để nội dung tiếp thị của bạn chạm đến được tất cả những đối tượng này?

 

Khắc phục: Biến tấu lại nội dung

 

Không nhất thiết phải vắt óc sáng tạo từng nội dung phù hợp với từng hình thức truyền tải khác nhau. Đơn giản là hãy biến tấu một bài viết sẵn có trên blog thành infographic hay truyền tải lại dưới dạng slide, clip...

 

Ngoài ra, với một chuỗi bài viết theo cùng chủ đề thì bạn có thể kết lại thành ebook. Khi bạn khắc phục được những khuyết điểm này, bạn sẽ có lượng traffic cao và đa dạng hơn.

 

4) Bạn chỉ quan tâm đến việc bán hàng

 

Giả sử bạn đang thắc mắc một vấn đề nan giải nào đó và bạn cần tìm cách giải quyết, nhưng các trang web bạn tìm được lại không trả lời bạn ngay lập tức mà chỉ quảng cáo lòng vòng về món hàng mà bạn phải trả tiền để khắc phục vấn đề của mình. Chắc chắn điều này sẽ làm bạn khó chịu và "thoát ra" ngay tức khắc. Điều này cũng xảy ra tương tự với khách hàng của bạn.

 

Vậy nên điều quan trọng ở đây là phải khiến khách hàng nhìn nhận chúng ta như là một cố vấn đáng tin cậy.

 

Khắc phục: Xây dựng nội dung có giá trị

 

Bạn phải tạo ra các nội dung xoay quanh giá trị của công ty và hướng nó giải quyết vấn đề của người dùng theo cách tự nhiên nhất. Ví dụ: công ty bạn là nhà sản xuất thiết bị công nghiệp, bạn có thể tạo ra giá trị cho khách hàng bằng việc tạo một bài viết nói về những cách để kéo dài tuổi thọ thiết bị, trong đó gợi ý khách hàng những thiết bị có tuổi thọ tốt nhất trong các sản phẩm của công ty bạn.

 

5) Thiếu sự đầu tư về nội dung

 

Không thường xuyên đăng bài viết lên blog và các trang mạng xã hội khiến cho thứ hạng kết quả tìm kiếm của bạn thụt lùi và làm người xem bối rối.

 

Nội dung tiếp thị thành công giống như một hạt giống, nếu bạn đơn giản chỉ vun trồng mà quên đi việc chăm sóc thường xuyên thì nó khó có thể sinh hoa kết quả được.

 

Khắc phục: Thiết lập lịch biên tập

 

Điều này có 2 lợi ích: giúp bạn linh hoạt tìm kiếm chủ đề với các bài viết bổ sung liên quan và giữ cho bạn có trách nhiệm với lịch trình của mình.

 

Đầu tiên, hãy tạo lịch biên tập riêng của bạn với các chủ đề khách hàng quan tâm. Ví dụ, mùa hè với cái nắng nóng chói chang sẽ rất phù hợp để bạn xây dựng các nội dung liên quan đến chủ đề nghỉ dưỡng hay máy lạnh.

 

Sau đó, bạn hãy chọn một tần suất đăng bài cố định và duy trì nó, tuy số lượng bài cũng đóng vai trò quan trọng, nhưng nếu bạn không có thời gian nhiều thì việc lựa chọn tần suất đăng bài nhất định cũng sẽ hiệu quả không kém.

 

Ở những thời điểm nhất định, bạn cũng có thể đăng bài nhiều hơn tần suất ấy khi có thời gian rảnh rỗi hơn.

 

6) Không kêu gọi khách hàng hành động (Call-to-action)

 

Bạn đã dành nhiều thời gian và nỗ lực đầu tư vào nội dung của mình, vì thế bạn hãy dùng mọi cách để kêu gọi khách hàng hành động, kêu gọi khách hàng bước sang bước kế tiếp.

 

Khắc phục: Thêm lời kêu gọi hành động (Call-to-action)

 

Bước kế tiếp bạn mong muốn khách hàng thực hiện là gì? Có thể là đặt hàng, một cuộc hẹn hay đơn giản là khách hàng để lại thông tin liên lạc của mình.

 

Nếu bạn muốn tạo một cộng đồng của riêng mình, kết thúc bài viết với một câu hỏi mở sẽ rất có ích trong việc khuyến khích độc giả bình luận. Lưu ý tích hợp các icon xã hội để họ có thể chia sẻ cho bạn bè của mình.

 

Trong trường hợp muốn thu thập dữ liệu của khách hàng tiềm năng, bạn có thể gợi ý người đọc để lại thông tin liên lạc để được tặng ebook miễn phí hay các sản phẩm tặng kèm...

 

7) Nội dung của bạn sai bối cảnh

 

Việc xuất bản, phân phối và khuyến mãi xác định nội dung bối cảnh của bạn. Việc gửi một email về những giải thưởng bạn đạt được gần đây cho các khách hàng hiện tại có vẻ không có tác dụng gì đáng chú ý.

 

Dù nội dung của bạn xuất sắc nhưng nếu nó không phù hợp với hoàn cảnh thì cũng trở nên vô nghĩa. Cũng giống như chúng ta tốn sức in ấn phẩm quảng cáo trên các trang báo nhưng khách hàng mục tiêu của ta lại dành phần lớn thời gian để hoạt động trên mạng vậy.

 

Khắc phục: Cân nhắc sự phù hợp của nội dung với từng khách hàng

 

Bạn có thể phân vùng các email của khách hàng để gửi những nội dung phù hợp. Ví dụ: email khuyến mãi dành cho những khách hàng chưa sử dụng, email tri ân đối với khách hàng lâu năm…

 

Những năm trước đây, khách hàng của bạn thường truy cập website hay kiểm tra email với máy tính. Nhưng hiện nay, do xu hướng phát triển công nghệ, các khách hàng của bạn dành thời gian trên máy tính bảng và điện thoại nhiều hơn, nên việc cần thiết tại thời điểm này là tạo ra giao diện thân thiện với điện thoại cho trang web của mình.

 

Theo DNSG

Lượt xem: 318
Nguồn:hawking.edu.vn Sao chép liên kết
TIN LIÊN QUAN