7 sai lầm của quản lý khiến nhân viên tự nghỉ việc
1 Họ quá áp lực với khối lượng công việc
Sức chịu đựng của con người có giới hạn, nếu bạn giao việc quá sức với nhân viên ưu tú của bạn, bạn đang tự đào thảo họ. Mà rất nhiều nhà quản lý thường phạm phải khi muốn nâng cao hiệu suất công việc.
Đôi khi, áp đặt quá mức sẽ phản tác dụng, thay vì thúc đẩy nhân viên tập trung hơn vào công việc, nó khiến họ mệt mỏi và cảm thấy làm việc là một gánh nặng. Chiêu thức tăng lương hay tiến chức các nhà quản lý nên cân nhắc trước khi chỉ thị họ nâng cao hiệu suất công việc. Còn nếu không, chắc chắn họ sẽ xin nghỉ để chuyển sang công ty khác có đãi ngộ tốt hơn.
2. không khích lệ khen thưởng và tạo động lực cho nhân viên giỏi
Ai trong chúng ta đều thích thanh danh, đặc biệt là những người đã làm việc vô cùng chăm chỉ và đã cống hiến hết mình. Các quản lý cần phải giao tiếp với nhân viên của họ để tìm ra cách khiến họ cảm thấy dễ chịu nhất.
3. Thờ ơ với nhân viên
Có thể kết luận rằng 50% nhân viên nghỉ việc vì gặp rào cản với công ty. Nhưng nếu người quản lý tinh tế, họ biết cách cân bằng giữa việc làm việc chuyên nghiệp và sống như một con người. Đây là những người chủ ăn mừng thành công của nhân viên, thông cảm cho những ai đang trải qua thời kỳ khó khăn trong cuộc sống, và thử thách người khác, kể cả khi điều đó có thể làm đau họ. Những người sếp thất bại trong việc quan tâm đến nhân viên sẽ luôn luôn có tỉ lệ biến động nhân sự cao.
4. tuyển dụng và cất nhắc không đúng người
Những nhân viên giỏi và chăm chỉ chỉ muốn làm việc với những người có phong thái và tư duy chuyên nghiệp. Khi những người quản lý không thực hiện việc tuyển dụng cẩn thận để tìm được người tài giỏi, đó là một sự khích bác lớn cho những người đang phải làm việc cùng họ. Thăng chức cho người không xứng đáng còn tệ hơn cả tuyển dụng sai người.
Khi bạn làm việc cật lực nhưng lại phải chứng kiến một người ngồi mát ăn bát vàng được thăng chức, đó thực sự là một sự sỉ nhục lớn. Sẽ không có thắc mắc nào nếu những người có công thật sự bỏ đi sau khi trải qua điều đó.
5. Kìm hãm đam mê của nhân viên
Nguồn đam mê, sáng tạo luôn có trong nhân viên giỏi. Tạo dựng cơ hội để họ theo đuổi đam mê của mình sẽ cải thiện hiệu suất và sự hài lòng trong công việc. Nhưng nhiều quản lý lại muốn nhân viên của họ làm việc theo khuôn khổ của chính họ. Những quản lý này sợ rằng hiệu suất công việc sẽ giảm nếu họ để cho mọi người tập trung và theo đuổi đam mê. Mối lo này là hoàn toàn vô căn cứ.
6. Không có chiến lược phát triển nhân viên
Làm một nhà quản lý mà không biết cách định hướng cho mỗi nhân viên phát triển tốt nhất, có nghĩa là họ đang dần mất đi cánh tay đắc lực của mình. Nếu biết quan sát, lắng nghe và luôn đưa cho nhân viên những phản hồi mang tính đóng góp. Sự quản lý có sự khởi đầu, nhưng chắc chắn không có sự kết thúc. Khi bạn có được một nhân viên tài giỏi, nó còn tùy thuộc vào bạn để tìm những lĩnh vực mà chúng có thể cải thiện kỹ năng của nhân viên.
7. Không biết tận dụng nguồn sáng tạo của nhân viên
Những nhân viên giỏi nhất tìm kiếm để có thể cải thiện mọi thứ họ va chạm trong quá trình làm việc. Nếu bạn cất đi cơ hội để họ thay đổi và cải thiện mọi thứ chỉ vì bạn chỉ cảm thấy thoải mái với trạng thái hiện tại, điều này sẽ khiến nhân viên của bạn chán ghét công việc của họ. Giam giữ khao khát thiên phú này không chỉ giới hạn chính bản thân nhân viên của bạn, mà nó còn giới hạn cả bản thân bạn.
Đừng tự đào thải những cánh tay đắc lực của mình. Tài năng của những nhân viên nào động lực để họ luôn sát cánh cùng bạn.y mang đến cho họ vô số sự lựa chọn trong việc làm. Bạn cần có những chiến lược và tạo động lực để họ luôn sát cánh cùng bạn.