Tiếp thị bằng kể chuyện thương hiệu
Hành trình của một câu chuyện khi chúng ta đọc hoặc nghe các điểm thắt nút, các nơ-ron thần kinh của chúng ta bắt đầu phát tác không chỉ ở phần não điều khiển trung tâm ngôn ngữ. Đó là lý do vì sao, kể chuyện thương hiệu có thể kích thích được tâm trí, sự yêu thích của người nghe đối với một thương hiệu.
Nhưng có rất nhiều nhầm lẫn xung quanh ý tưởng kể chuyện thương hiệu. Nó trở thành một thuật ngữ khiến người ta hiểu lầm về tiếp thị nội dung. Các nhà lãnh đạo, các agency hay người làm trực tiếp đôi khi cũng không đồng nhất với nhau về cách hiểu.
Kể chuyện thương hiệu là việc chúng ta kết nối thương hiệu của bạn với khách hàng thông qua kể chuyện. Câu chuyện đó tập trung vào liên kết những yếu tố đại diện cho các giá trị mà bạn muốn chia sẻ với khách hàng của mình.
Cụ thể, một câu chuyện bao gồm các nhân vật, bối cảnh, xung đột, hành động gia tăng, cao trào và hồi kết. Tạo ra những yếu tố này, cho phép người nghe của bạn dễ dàng theo dõi một câu chuyện và nhớ nó.
Điều quan trọng, nhân vật chính trong câu chuyện thương hiệu của bạn không phải là công ty, mà đó là khách hàng của bạn. Khách hàng của bạn phải là hình mẫu lý tưởng để thực hiện công việc này. Thương hiệu của bạn chỉ đóng vai trò dẫn dắt.
Căn cứ trên những gì bạn đại diện, câu chuyện bạn kể muốn nói đến bản chất của thương hiệu công ty. Đó không nhất thiết là câu chuyện về sản phẩm bạn bán, và đó không phải câu chuyện để giúp bạn kiếm tiền. Đó là câu chuyện có thể trở thành động lực thúc đẩy thương hiệu doanh nghiệp, là điều giúp doanh nghiệp phân biệt mình với đối thủ cạnh tranh. Câu chuyện đó trả lời cho câu hỏi: Tại sao công ty của bạn tồn tại?
Giá trị cốt lõi là đặc điểm của công ty bạn. Rất nhiều công ty ngẫu nhiên nói rằng, giá trị của họ là những từ như toàn vẹn, đổi mới... nhưng họ chọn những từ này vì chúng nghe hay, chứ không phải vì chúng thực sự phản ánh bản chất con người họ. Một giá trị của công ty là những hành vi tốt nhất của nhân viên tốt nhất của bạn vào những ngày tốt nhất của họ. Nói cách khác, nếu bạn đánh giá cao một nhân viên bán hàng mà anh ta là người sẵn sàng bẻ cong các quy tắc để đạt được thỏa thuận lớn, thì tính “toàn vẹn” không phải là giá trị của công ty bạn.
hị trường ngày càng đông đúc hơn bao giờ hết. Mức độ cạnh tranh cũng ngày càng phức tạp hơn khi đã có nhiều thay đổi được chỉ ra trong nghiên cứu hành trình của người mua, các nền tảng nơi khách hàng tìm kiếm và đánh giá các đường link mua hàng, soi chiếu với hành vi mua hàng (hành vi mua bây giờ là dựa trên mạng xã hội, tư duy tự định hướng, và dựa trên niềm tin, sự minh bạch).
Bởi thế, cách tốt nhất để tiếp cận một khách hàng, người quyết định mua gì và khi nào họ sẽ mua là ngừng thúc đẩy việc bán sản phẩm của bạn mà tập trung hơn vào lý do tại sao doanh nghiệp của bạn tồn tại. Khi bạn kể câu chuyện này và giải thích các giá trị của mình, bạn sẽ thu hút khách hàng và khiến họ muốn chia sẻ các giá trị của doanh nghiệp.
Khi bạn tìm thấy những người chia sẻ giá trị của doanh nghiệp, bạn sẽ có cơ hội tốt hơn nhiều. Họ sẽ trung thành với bạn (mặc dù ngay cả lòng trung thành của thương hiệu cũng đã thay đổi).
Câu chuyện của bạn sau đó trở thành chiến lược công ty của bạn, thúc đẩy thương hiệu của bạn tiến lên phía trước. Đó là một ý tưởng mà nhà đầu tư mạo hiểm nổi tiếng Ben Horowitz đã giới thiệu. Ông ấy nói: Bạn có thể có một sản phẩm tuyệt vời, nhưng một câu chuyện hấp dẫn mới đưa công ty bạn phát triển hơn. Nếu bạn không có một câu chuyện hay thì thật khó để mọi người có động lực tham gia cùng bạn, làm việc trên sản phẩm và đầu tư cho sản phẩm.
Khi bạn kể một câu chuyện thương hiệu mà trong đó chứa đựng những giá trị cốt lõi của một công ty, bạn sẽ có định hướng cho các hoạt động tiếp thị và tạo dựng thông điệp nhất quán kết nối với người nghe của bạn. Câu chuyện đó cũng sẽ dẫn dắt đội ngũ nhân sự của bạn có cùng quan điểm, tiếp thêm năng lượng cho họ để họ biết họ sẽ đi đâu và tại sao lại đến đó.
Câu chuyện mang tới cho công ty của bạn một mục đích. Mục đích đó đẩy doanh nghiệp của bạn tiến về phía trước.