• :
  • :

Khó khăn của doanh nghiệp và khuyến nghị chính sách tháo gỡ

Báo cáo PCI 2018 của VCCI cho thấy có  đến 60% DN cho rằng khó khăn lớn nhất của DN nói chung hiện nay là tìm kiếm khách hàng

Các khó khăn khác là tiếp cận nguồn vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh (37%), biến động thị trường (32%), tuyển dụng lao động (28%), tìm kiếm đối tác hợp tác kinh doanh (27%), biến động của chính sách, pháp luật (23%), tìm kiếm nhà cung cấp (18%), thực hiện thủ tục hành chính (17%) và tìm kiếm mặt bằng kinh doanh phù hợp (16%).

 

thu-tuc-thanh-lap-cty-2120-1569598390.pn

Thủ tục luôn luôn là rào cản đối với doanh nghiệp

 

Mặc dù khảo sát PCI cho thấy một số điểm sáng và xu hướng tích cực trong việc cải thiện môi trường kinh doanh so với các năm trước như chi phí không chính thức giảm, môi trường kinh doanh bình đẳng hơn, cải cách thủ tục hành chính có bước tiến, nhưng cũng chỉ ra những điểm hạn chế về môi trường kinh doanh cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách trong thời gian tới.

 

Thủ tục “hậu đăng ký DN” vẫn là một gánh nặng đối với không ít DN với 15,8% DN cho biết phải chờ hơn 1 tháng mới có đủ tất cả các giấy tờ cần thiết (ngoài giấy chứng nhận đăng ký DN) mới có thể chính thức đi vào hoạt động, 53% DN cho biết “thỏa thuận các khoản thuế phải nộp với cán bộ thuế là công việc quan trọng trong kinh doanh”.

 

34% DN gặp khó khăn khi xin giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh ngành nghề có điều kiện, 29% DN gặp khó khăn khi xin giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật.

 

Việc tiếp cận thông tin của DN vẫn chưa có nhiều cải thiện, vẫn có tới 69% DN cho biết cần có “mối quan hệ” để có được các tài liệu của tỉnh; 31% DN cho biết việc cung cấp thông tin, dữ liệu về đất đai không thuận lợi, nhanh chóng.

 

Hầu hết DN Việt Nam mới thành lập là các DN nhỏ, siêu nhỏ, chỉ có một số ít là DN quy mô vừa. Quy mô và năng lực cạnh tranh của các DN Việt Nam là quá nhỏ bé và hạn chế so với các DN quốc tế và khu vực trên 5 mặt cơ bản là vốn, công nghệ, nguồn nhân lực, thương hiệu và quản trị DN.

Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2018 của Diễn đàn Kinh tế thế giới cho thấy năng lực cạnh tranh của Việt Nam xếp thứ 77/140 quốc gia, trong đó các chỉ số liên quan đến năng lực cạnh tranh của DN đứng ở vị trí thấp như thị trường cho sản phẩm 102/140, động lực kinh doanh 101/140, kỹ năng 97/140, thị trường lao động 90/140 và năng lực sáng tạo đứng thứ 82/140.

 

Kinh doanh là vấn đề khó, thậm chí rất khó, tuy nhiên hiện nay phong trào “khởi nghiệp”, “lập nghiệp bằng kinh doanh” chưa được quan tâm đúng mức, mới nhấn mạnh một chiều thuận lợi, chưa chú trọng đến những khó khăn, thách thức của nghề kinh doanh làm cho một bộ phận cá nhân, nhất là thế hệ trẻ hiểu kinh doanh một cách ngộ nhận như là phương thức kiếm tiền đơn giản, dễ dàng. Việc khởi nghiệp, lập nghiệp theo phong trào, không thực chất, không có hướng dẫn, không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ gây thiệt hại, lãng phí lớn cho cá nhân và cả nền kinh tế.

Tình trạng DN không am hiểu pháp luật kinh doanh, lợi dụng sự thông thoáng của pháp luật hoặc ý thức tuân thủ pháp luật kinh doanh kém cũng là tình trạng đáng báo động.

TIN LIÊN QUAN