• :
  • :

Ma trận SWOT trong hoạch định chiến lược

SWOT là phương pháp phân tích khá phổ biến, được sử dụng như một công cụ hữu hiệu để hoạch định chiến lược và xây dựng kế hoạch cho một tổ chức, một ngành hay lĩnh vực kinh tế.

 

 

SWOT là công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh.

rong quá trình vận dụng công cụ SWOT, các nhà quản trị thường lập một ma trận, bao gồm liệt kê các điểm mạnh chủ yếu và các điểm yếu bên trong tổ chức, tiếp đó liệt kê các cơ hội lớn và các đe dọa quan trọng từ bên ngoài.

 

Sau đó, đề ra chiến lược khả thi có thể lựa chọn hoặc không phải lựa chọn. Chiến lược SO sử dụng những điểm mạnh của tổ chức để tận dụng những cơ hội bên ngoài.

 

Chiến lược WO nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong tổ chức bằng cách tận dụng những cơ hội bên ngoài.

Chiến lược ST sử dụng các điểm mạnh của doanh nghiệp để tránh khỏi hay giảm đi ảnh hưởng của những mối đe dọa bên ngoài. Còn WT là chiến lược phòng thủ nhằm làm giảm đi những điểm yếu bên trong và tránh khỏi những mối đê dọa từ bên ngoài.

 

Điểm mạnh: Quy mô thị trường dịch vụ logistics Việt Nam tuy nhỏ (khoảng 2 - 4% GDP), nhưng tốc độ tăng trưởng cao (20-25%/năm). Với khoảng cách địa lý kéo dài hàng ngàn cây số trên trục Bắc - Nam, nhu cầu vận chuyển hàng hóa đường dài ngày càng tăng. Khối lượng hàng hóa qua cảng biển năm 2020 dự kiến tăng lên mức 900 - 1.100 triệu tấn, năm 2030 dự kiến đạt 1.600 - 2.100 triệu tấn.

 

Điểm yếu: Các doanh nghiệp logistics Việt Nam hoạt động còn manh mún, thiếu kinh nghiệm và chuyên nghiệp, phần lớn chỉ cung cấp dịch vụ cơ bản, dịch vụ các chuỗi cung ứng nhỏ, ít giá trị gia tăng hay gia công cho các công ty nước ngoài. Tiềm lực về tài chính của các doanh nghiệp logistics Việt Nam còn yếu (80% doanh nghiệp thành lập có vốn điều lệ vài tỷ đồng), tổ chức mạng lưới toàn cầu, hệ thống thông tin còn rất hạn chế.

 

Cơ hội: Nền kinh tế Việt Nam dự kiến sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng trong nhiều năm tới. Hoạt động thương mại phát triển mạnh, cùng với triển vọng đầu tư trực tiếp nước ngoài, các khoản đầu tư lớn của các công ty đa quốc gia như Samsung, Intel..., sẽ tạo động lực cho ngành logistics phát triển mạnh hơn nữa.

 

Thách thức: Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải yếu kém, không đồng bộ, đặc biệt chưa tạo ra hành lang vận tải đa phương thức, trong khi nhu cầu trung chuyển chất lượng cao cho hàng hóa giữa các phương thức đang ngày càng lớn. Vận tải đường bộ đóng góp tỷ trọng doanh thu lớn nhất toàn ngành, nhưng  hệ thống đường bộ Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế như tỷ lệ quốc lộ thấp và khả năng chịu tải kém, gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi phải tăng chi phí, thời gian, tăng rủi ro cho hàng hóa.

Lượt xem: 337
Nguồn:hawking.edu.vn Sao chép liên kết
TIN LIÊN QUAN