• :
  • :

THƯƠNG HIỆU VIỆT NGÀY HỘI NHẬP

Thời gian vừa qua, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Hiệp định TPP (Hiệp định Đôi stasc Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương). Điều này mở ra không ít các cơ hội cho doanh nghiệp Việt, tuy nhiên đó cũng là không ít thách thức đối với doanh nghiệp.

Việt Nam là thị trường lớn thứ 4 trong các nước TPP, nếu xét dưới góc độ quy mô dân số, nhưng xếp thứ 11 về GDP và đứng thứ 8 về giá trị thương mại; là quốc gia có trình độ phát triển thấp nhất trong 12 quốc gia TPP.

     Câu hỏi đặt ra cho doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là làm sao để các doanh nghiệp Việt có thể cạnh tranh với các thị trường có nhiều “ông lớn” như hiện này.

         Tham gia TPP, doanh nghiệp Việt có cơ hội mang sản phẩm của mình ra giới thiệu với bạn bè thế giới, đồng thời doanh nghiệp cũng phải đặt ra câu hỏi làm như thế nào để cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu của nước ngoài ngay chính trong thị trường của doanh nghiệp mình.

         Điều đó sẽ đặt ra một câu hỏi lớn cho doanh nghiệp Việt: Động lực cạnh tranh của mình ở đâu? Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Việt là gì? Liệu giá rẻ có còn là yếu tố cạnh tranh khi mà "chuẩn chất lượng" của hàng hóa đã được xác lập ở một vị trí cao hơn?

         Bên cạnh đó, xu hướng của cuộc sống nói chung và của tiêu dùng nói riêng trong bất cứ xã hội nào cũng ngày càng được nâng cao. Điều hiển nhiên ấy cũng là một "vấn đề" của DN Việt Nam khi không biết làm thế nào để nắm bắt được xu hướng, hội nhập và thích nghi với xu hướng phát triển chung của toàn xã hội.

Có một thực tế hiện nay là các doanh nghiệp Việt… mới chỉ tập trung xúc tiến thương mại mà còn bỏ ngỏ hoạt động xây dựng thương hiệu, dẫn tới nhiều công ty trong nước chưa tối đa hoá được tiềm năng trên thị trường Việt Nam và quốc tế. Khoảng trống này đòi hỏi cần có một mô hình liên kết và hỗ trợ hiệu quả để giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu hiệu quả và bền vững giúp thương hiệu Việt Nam thiết lập và khẳng định chỗ đứng trên thương trường.

                  Sáng tạo và cải tiến không ngừng sẽ là nền tảng của giải pháp. Một khi chưa đủ nguồn lực để tạo ra xu hướng mới thì việc làm khôn ngoan là phải thích nghi với xu hướng hiện tại một cách sáng tạo. Có vẻ như chân lý ấy đang là chọn lựa tối ưu cho các DN Việt Nam trong "bối cảnh TPP". Việc tái lập một thương hiệu có nền tảng bền vững thông qua các mô hình kinh doanh giàu sức sáng tạo, tiếp cận nhanh xu hướng của thị trường sẽ giúp DN đứng vững ngay tại "sân nhà".

    

         Ở góc độ nào đó, thương hiệu chính là cả quá trình vận hành kinh doanh. Do vậy, nó đòi hỏi DN cần phải có sự thích nghi tốt nhất với thị trường, cả tính năng lẫn hình thức của sản phẩm phải gần gũi với người tiêu dùng, có như vậy DN mới "giữ chân" người tiêu dùng được.

         Đầu tư cho thương hiệu là đầu tư cho sự bền vững. Hẳn người ta không quên những tên tuổi như Apple, BP, FedEx, GM, GE... đều đã trải qua những thăng trầm trong quá trình tồn tại và phát triển. Sau mỗi đợt khủng hoảng, họ đều hồi phục mạnh mẽ. Ngoài những yếu tố về nguồn lực, thương hiệu đóng vai trò không nhỏ trong cuộc trường sinh của họ. Liệu có bao nhiêu DN Việt Nam sẽ có cơ hội như vậy?

         Gia nhập TPP đồng nghĩa với gia nhập một thị trường mở, ở đấy, sự cạnh tranh sẽ trở nên khốc liệt hơn nhiều. Để nắm bắt được cơ hội này, DN Việt ngoài phải cải tổ toàn diện hệ thống, từ công nghệ, quy trình quản lý, tư duy kinh doanh... còn cần phải chú trọng xây dựng nền tảng thương hiệu bền vững. Thương hiệu luôn là điểm khởi đầu và không bao giờ có điểm kết thúc.

(st)

Lượt xem: 225
Nguồn:hawking.edu.vn Sao chép liên kết
TIN LIÊN QUAN