• :
  • :

Hợp tác với doanh nghiệp khác cần lưu ý gì?

Phối hợp với doanh nghiệp khác, đặc biệt khi doanh nghiệp của bạn là “con cá nhỏ hơn”, có thể mang lại một cơ hội tốt. Tận dụng đối tượng khách hàng của một công ty khác, tiếp cận nguồn tài nguyên và tri thức của họ có thể là những gì bạn đang cần đến để phát triển. Nhưng làm thế nào để biết được cơ hội này thật sự có giá trị hay không?

Và để tránh lãng phí thời gian hoặc tài nguyên quý giá, hãy tự hỏi sáu câu hỏi này trước khi quyết định hợp tác với một công ty khác:

 

6 câu hỏi cần đặt ra trước khi hợp tác với doanh nghiệp khác

 

Thách thức cốt lõi của bạn là gì?

Những sự hợp tác, nếu thành công, sẽ giúp bạn vượt qua thách thức cốt lõi. Nhưng làm thế nào bạn có thể đạt được điều này nếu bạn không thể nhận diện rõ thách thức đó? Có lẽ bạn đang tìm cách thâm nhập vào một thị trường mới và việc hợp tác sẽ giúp bạn giảm bớt rào cản gia nhập thị trường hoặc mang lại cho bạn sự thấu hiểu về thị trường mới đó nhờ vào sự hợp tác này. Tham gia vào một quan hệ đối tác mà không biết rõ mình đang cố gắng giải quyết vấn đề gì, hoặc kết quả mà bạn hy vọng đạt được là gì, thì sẽ không thể thành công như khi hợp tác với những mục tiêu được xác định rõ ràng.

Giá trị thương hiệu của bạn là gì?

“Trước khi bạn tìm kiếm một quan hệ đối tác, hãy hiểu rõ về thương hiệu của bạn và những gì bạn đang tìm kiếm”, Greg Githens nói. Nắm rõ các giá trị của chính mình sẽ cho phép bạn liên kết với một doanh nghiệp chia sẻ cùng mục tiêu. Cũng đừng giả định rằng bạn biết hết những giá trị của công ty kia. Dành thời gian để xác định rõ tầm nhìn chung và bảo đảm rằng cả hai hiểu nhau và hiểu vấn đề chung.
 

Bạn có đủ thời gian để đầu tư vào vụ hợp tác này không?

Hợp tác có thể dẫn đến chi phí quản lý cao, làm chậm một số quy trình nhất định, và trong một số trường hợp, sẽ bị mất sức mạnh chiến lược nếu doanh nghiệp đối tác muốn giữ quyền ra quyết định. Githens cho rằng sự hợp tác thành công bắt đầu với một chiến lược tốt. “Nếu bạn có một chiến lược tồi, bạn sẽ dễ dàng chịu thua những áp lực do nhu cầu cần phải “chữa cháy” và những điều gây mất tập trung xảy ra hằng ngày”. Hãy rõ ràng về mục tiêu và xác định rõ xem bạn sẵn sàng đầu tư bao nhiêu thời gian.

 

Bạn mang lại điều gì cho đối tác?

 Hợp tác với ai đó “có quá nhiều thứ” dường như là điều hấp dẫn; nhưng khi mời ai đó hợp tác với mình, thì việc tập trung vào những gì mình có thể mang lại cho họ là điều quan trọng thay vì chỉ chăm chăm nhìn xem họ có gì.

 

Bạn có thể mang lại những gì cho quan hệ hợp tác này?

 Quy mô khách hàng của bạn? Kỹ năng và kinh nghiệm của bạn? Cần nắm rõ về những gì đối tác tiềm năng có thể đạt được khi hợp tác với bạn trước khi tiếp cận họ. Đôi khi, đồng minh hoàn hảo chẳng phải đâu xa mà ở ngay cạnh nhà bạn. Chẳng hạn, bạn kinh doanh nhà hàng và cạnh bên là một cơ sở bán đồ uống. Bạn có thể cung cấp những món ăn nhanh cho khách của họ. Mặc dù nhà hàng và nơi bán đồ uống có thể được coi là đối thủ cạnh tranh (vì cả hai đều kinh doanh trong ngành thực phẩm), nhưng mỗi bên cung cấp những trải nghiệm riêng và có đối tượng mục tiêu khác nhau, vì thế có thể cùng nhau tạo ra cơ hội hợp tác hoàn hảo và thuận tiện.

 

Có thể hợp tác thử nghiệm trước khi chính thức hợp tác?

 Trước khi ký kết hợp đồng, hai bên có thể thử nghiệm khả năng thành công bằng cách cùng nhau thực hiện một sự kiện hoặc một dự án nhỏ. Một dự án thử nghiệm sẽ cho phép bạn đánh giá từng điểm mạnh, điểm yếu và phong cách làm việc của mỗi bên trước khi bước vào một cam kết nghiêm túc hơn.



 

 

Lượt xem: 259
Nguồn:hawking.edu.vn Sao chép liên kết
TIN LIÊN QUAN