• :
  • :

Phát triển đô thị thông minh: Kỳ vọng và thách thức

Nếu như 3-4 năm trước đây, Smart City (đô thị thông minh - ĐTTM) vẫn còn là một khái niệm tương đối mới với các chính quyền địa phương tại Việt Nam, thì đến nay, với sự phát triển như vũ bão về hạ tầng CNTT, xu hướng đô thị hóa kèm theo các nhu cầu ngày càng cao về chất lượng cuộc sống của người dân thành phố, mô hình ĐTTM đã bắt đầu thành hình.

 

 

Những năm qua, tập đoàn công nghệ Microsoft đã giới thiệu rộng rãi về giải pháp xây dựng ĐTTM tại Việt Nam, trong đó, con người được đặt làm trung tâm. Theo Microsoft, ĐTTM thường được định nghĩa trên 6 phương diện chủ đạo, gồm: Năng lực kinh tế; Ứng dụng công nghệ trong các dịch vụ công; Nguồn tài nguyên về con người; Môi trường sống thân thiện; Chất lượng cuộc sống người dân; Chính quyền điện tử.

Các tiêu chí này được xây dựng tương ứng theo khả năng cạnh tranh của khu vực, giao thông, CNTT, chất lượng sống, sự tham gia của công dân trong công tác quản trị của các thành phố…

Theo các chuyên gia, thách thức của đô thị hiện đại khi phát triển ĐTTM là làm sao có thể tiết kiệm chi phí và phát triển hiệu quả hơn khi thành phố mở rộng; triển khai được các dịch vụ công dân và doanh nghiệp đồng nhất cho toàn bộ các cơ quan quản lý trong thành phố; quản trị và điều tiết nguồn nhân lực; đưa được các thông tin rõ ràng hơn khi ra quyết định và ngân sách; tạo được tầm nhìn xuyên suốt trong quá trình phát triển tiếp theo.

Trong khoảng 3 năm qua, sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, nhiều địa phương đã “bắt tay” với VNPT và Viettel để tiến hành xây dựng ĐTTM. Với VNPT đó là TPHCM, Kiên Giang, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Bắc Giang, Tiền Giang,... Với Viettel là Thái Nguyên, Phú Yên, Hải Dương, Huế, Bình Phước, Hưng Yên, Đà Nẵng và Phú Thọ...

 

 

Có thể nói giữa VNPT và Viettel, 2 “đại gia” về viễn thông và CNTT ở Việt Nam hiện nay đang có một cuộc đua mới, đó là xây dựng ĐTTM cho các địa phương.

Đến nay VNPT đã ký kết với hơn 10 tỉnh, thành về hợp tác, triển khai ĐTTM. Ông Phạm Đức Long, Tổng giám đốc VNPT cho biết, đã có không ít những nghi ngại về khả năng thành công trong việc triển khai và áp dụng các giải pháp thông minh cho đô thị tại Việt Nam. Nhiều dự án trong các lĩnh vực khác nhau như y tế, tài nguyên môi trường, giáo dục… được VNPT bắt tay vào thử nghiệm tại nhiều địa phương đang cho kết quả ban đầu khả quan.

Viettel cũng xấp như vậy. Lãnh đạo Tập đoàn Viettel luôn tự tin trong vấn đề xây dựng và phát triển ĐTM với thế mạnh về nguồn lực, hạ tầng viễn thông rộng khắp, đội ngũ nhân lực CNTT trình độ cao, tạo ra nhiều các giải pháp và sản phẩm thiết thực

Theo đó, đô thị thông minh có 4 chủ thể gồm: cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, người dân và tất cả các chủ thể này phải là những chủ thể thông minh. Trong đó, sự tương tác của 4 chủ thể được thực hiện qua 3 môi trường là môi trường thực; không gian mạng, internet, viễn thông; con người tương tác với các thiết bị xung quanh mình...

TIN LIÊN QUAN